top of page
Search
  • Writer's pictureGia Hưng Trần

Chống Thấm Tầng Hầm Nhà Cao Tầng

Updated: Nov 29, 2021

Khu vực tầng hầm là nơi tiếp xúc với rất nhiều với các tác nhân gây thấm như: mạch nước ngầm, đường ống nước, nước mưa thấm xuống đất, độ ẩm cao, không có ánh sáng mặt trời ...vv. Nên việc chống thấm tầng hầm là vô cùng cần thiết và phải được làm cẩn thận. Hãy cùng mình tham khảo cách chống thấm tầng hầm dưới đây.

Nguyên nhân tầng hầm bị thấm

  • Thiết kế không chuẩn hoặc thiết kế qua loa.

  • Sử dụng các cách chống thấm giá rẻ, chất lượng kém.

  • Sử dụng loại bê tông kém chất lượng, dễ bị bóng khí dễ gây thấm.

  • Phần nền yếu gây nứt, lún từ đó khiến cho nước thấm vào.

  • Thi công tầng hầm không tạo nhiều mao mạch dẫn nên để nước thẩm thấu vào kết cấu.


Hậu quả khi tầng hầm bị thấm

  • Xuất hiện các vết loang lổ trên mặt, khiến cho lớp sơn trở nên bong tróc, vệt trắng vôi.

  • Xuất hiện các vết nứt, kết cấu của tầng hầm trở nên yếu đi.

  • Bề mặt trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn.


Bài viết liên quan :

+ Quy trình chống thấm cổ ống chuẩn nhất

+ Tổng hợp 10 vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay

+ Sika chống thấm và phân loại chúng

+ Chống thấm hố pit thang máy với 7 bước cơ bản

+ Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả với 7 phương pháp

+ Phương pháp chống thấm sân thượng tiên tiến nhất

+ Màng khò chống thấm [Ưu nhược điểm]

Chống thấm vách tầng hầm

Chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng Sikaproof Membrane

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

+ Loại bỏ sắt thừa thi công

+ Khoan đục và loại bỏ vữa thừa

+ Trám lại các lỗ khuyết điểm

Bước 2: Khuấy hỗn hợp Sikaproof Membrane

Bước 3: Quét lớp 1 Sikaproof Membrane

Bước 4: Quét nước 2 sau 2h đồng hồ

Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình

Chống thấm vách trong tầng hầm

Đối với tầng hầm không chống thấm được vách ngoài thì bắt buộc chúng ta phải chống thấm vách trong tầng hầm.

Bước 1 : Tập trung dòng nước chảy có khả năng bị nứt hoặc bị thấm

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

+ Cắt nghiêng nơi bề mặt phẳng

+ Tô một lớp vữa chống thấm để làm phẳng bề mặt ở nơi gồ ghề.

+ Mặt bê tông phải sạch sẽ bụi bẩn, tạp chất và phần bê tông dư thừa.

Bước 3: Chống thấm lớp đầu tiên

  • Tô phủ một lớp hồ dầu chống thấm dày 4mm đến sát các ống nhựa.

  • Vị trí cắt nghiêng thì dùng cọ quét để lớp chống thấm phủ vào các rãnh.

  • Phủ một lớp vữa chống thấm dày 5mm và chừa lại xung quanh cổ ống.

  • Tại vị trí nước chạy hoặc trôi lớp chống thấm lặp lại quá trình khoan lỗ gắn ống và tô chống thấm xung quanh ống.

Bước 4: Rút ống và chống thấm

  • Sau 24h lớp chống thấm đã khô thì rút ống ra.

  • Trộn INTOC-DN với xi măng. nặn thành hình nút rồi nhét vào lỗ giữ 20s.

  • Chống thấm các lỗ vừa lấp bằng vữa chống thấm.

Bước 5: Chống thấm toàn bộ bề mặt một lần nữa

+ Vệ sinh và tạo ẩm bề mặt.

+ Tô lớp hồ dầu chống thấm dày 4mm sau đó trát lớp vữa chống thấm dày 10mm lên toàn bộ bề mặt.

Cách xử lý tầng hầm bị thấm dột

Dùng màng khò nóng

Bước 1: Thực hiện quét một lớp tạo dính:

  • Thi công lớp tạo dính toàn bộ bề mặt của tầng hầm bằng lu sơn dàn đều lớp này lên bề mặt của tầng hầm.

Bước 2: Thực hiện chọn màng chống thấm bitum

  • Sau đó hãy đặt các cuộn màng vào những vị trí bạn cần chống thấm tại tầng hầm

  • Lướt qua lướt lại ngọn lửa giúp lớp màng chống thấm có thể dính chặt vào bề mặt.

  • Ép và miết màng chống thấm bitum để màng chính chặt vào bề mặt.



Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm

Bước 1: Bo góc chân của tầng hầm và tiến hành bão hòa nước

  • Bo góc chân bằng sika latex, xi măng cát vàng

  • Sau đó tiến hành quét một lớp chống thấm mỏng phía dưới lưới thủy tinh rộng từ 10 đến 15cm

Bước 2: Thực hiện chọn vật tư chống thấm

  • Lớp chống thấm phải vuông góc, quét sơn chống thấm theo 1 chiều từ trên xuống dưới

  • Độ dày của lớp sơn chống thấm khoảng 1mm/lớp.



Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm sơn epoxy

  • Làm ẩm bề mặt cần chống thấm.

  • Quét một lớp hóa chất chống thấm sơn epoxy.

  • Mỗi lớp chống thấm được quét cách nhau từ 2 đến 4 tiếng. Quét từ lớp thứ hai vuông góc với lớp thứ nhất.

Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính


  • Bóc lớp nilon của màng chống thấm.

  • Dán lớp màng chống thấm lên bề mặt thi công

  • Biên độ chồng mí khoảng 70-100mm.

  • Trát lớp vữa dày khoảng 3-4cm.


Bài viết trên các trang mạng xã hội khác: https://diendanxaydung.vn/showthread.php?p=168493#post168493

4 views0 comments
bottom of page